Forum của khoa Tin Học Thương Mại
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn của khoa Tin Học Thương Mại-ĐH Thương Mại Hà Nội.Để có thể sử dụng đầy đủ chức năng của diễn đàn bạn vui lòng đăng nhập.Nếu chưa có tài khoản bạn hãy nhấn vào đăng kí và chỉ mất vài giây để hoàn tất.
Forum của khoa Tin Học Thương Mại
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn của khoa Tin Học Thương Mại-ĐH Thương Mại Hà Nội.Để có thể sử dụng đầy đủ chức năng của diễn đàn bạn vui lòng đăng nhập.Nếu chưa có tài khoản bạn hãy nhấn vào đăng kí và chỉ mất vài giây để hoàn tất.
Forum của khoa Tin Học Thương Mại
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Forum của khoa Tin Học Thương Mại

Diễn đàn chém gió của sinh viên khoa Tin học Thương mại-ĐH Thương mại
 
Trang ChínhTrang Chính  101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại (Phần 7) Empty  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại (Phần 7)

Go down 
Tác giảThông điệp
[Test]
Moderators
Moderators
[Test]


Tổng số bài gửi : 36
Gia nhập : 03/01/2011

101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại (Phần 7) Empty
Bài gửiTiêu đề: 101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại (Phần 7)   101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại (Phần 7) EmptyMon Mar 07, 2011 12:14 am

71. Tại sao bồ câu hay lắc đầu?

Giả thuyết hợp lý nhất đó là cũng giống như lý do chúng ta đảo mắt xung quanh – để ổn định hình ảnh xung quanh trong khi di chuyển. Khi bồ câu đi trên máy chạy bộ (cảnh quan xung quanh dường như không thay đổi) nên đầu của nó không có lắc. Không phải loài chim nào cũng có thói quen lắc đầu như bồ câu – vấn đề này chưa được khoa học lý giải đầy đủ.

72. Vì sao không khí biển tốt cho sức khỏe?

Không hẳn hoàn toàn như vậy. Các khu nghỉ dưỡng dọc bờ biển được ưa thích vì có bầu không khí trong lành – có lẽ là so với bầu không khí đầy bụi khói trong thành phố. Cái mùi “có lợi cho sức khỏe” của không khí bờ biển có được là nhờ một hóa chất do vi khuẩn thường trú với mật độ thấp ở vùng ven biển tiết ra. Nhưng một nghiên cứu năm ngoái cho thấy muối biển có thể phản ứng với các hóa chất trong hơi nước bốc lên từ biển và làm trầm trọng hơn tình trạng ô nhiễm không khí ở các hải cảng đông đúc.

73. Tại sao khi để lâu, bánh ngọt và bánh mì lại cứng còn bánh quy lại mềm?

Câu trả lời căn bản cho bánh mì có liên quan đến các tinh thể tinh bột trong bột mì bị hóa keo khi nướng (chúng hút nước và trở nên mềm). Loại tinh bột này từ từ kết tinh sau vài ngày trong quá trình thoái hóa tinh bột và làm cho bánh mì trở nên cứng hơn. Tinh bột trong bánh quy cũng theo giống quá trình này nhưng lại có thể bị lấn át bởi tác dụng của đường có trong công thức của nhiều loại bánh quy. Đường sẽ hút lấy nước từ không khí và là nguyên nhân làm cho bánh bị mềm. Bánh ngọt có thể trở nên cứng cũng có thể mềm tùy vào công thức làm bánh và cả hai quá trình có thể chịu ảnh hưởng bởi những thành phần khác trong bánh.

74. Cảm giác “ngờ ngợ” có thể giải thích được không?

Các công nhân Đức vào thế kỷ 19 cho rằng “ngờ ngợ” (déjà vu – tiếng Pháp có nghĩa cảm giác “đã gặp”, “đã nhìn thấy” nhằm chỉ cảm giác khó hiểu trước những sự việc dường như đã gặp, đã trải qua trước đó) là dạng cảm giác nhận thức. Nó xuất hiện khi hai quá trình cảm giác và nhận thức - thường xuất hiện cùng lúc - không đồng bộ ở một chừng mực nào đó. Nói theo ngôn ngữ hiện nay là hai quá trình “phục hồi” và “quen thuộc” trong não bộ không diễn ra đồng thời. Nhưng có nhiều giả thuyết khác, và không ai thực sự biết, vì vậy hiện tại câu trả lời là không thể giải thích.

75. Có thể thu năng lượng từ tia chớp không?

Về mặt lý thuyết là được. Nhưng thực tế e là không, bởi những trở ngại như thiết kế tụ điện để tích trữ năng lượng từ tia chớp thoáng qua.

76. Tại sao con người tiến hóa có ít lông trên cơ thể hơn vượn người?

Con người chỉ hoàn toàn mất đi những sợi ria cảm giác. Phần còn lại của cơ thể thực sự được che phủ bởi lớp lông tơ rất ngắn và mịn. Sự khác biệt giữa người và vượn người nằm ở số lượng và sự phân bổ lông tơ tương ứng với lông dài hơn và đậm hơn (còn gọi là lông già). Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích trạng thái không lông của loài người, nhưng chưa có cái nào được đa số chấp nhận.
Có giả thuyết cho rằng lông trên cơ thể người bị thoái hóa trong thời kỳ sống nửa trên cạn nửa dưới nước vào thời tiền sử nhằm thích ứng với môi trường nóng bức trên hoang mạc châu Phi. Thậm chí con người vẫn chưa rụng hết lông cho đến khi người Neanderthal (loài người cổ đại sống ở châu Âu, châu Á và Bắc Phi) bắt đầu mặc quần áo khoảng 200 triệu năm về trước. Tuy nhiên, tất cả chỉ là suy đoán, bởi lông người không hóa thạch nên các nhà khoa học không chắc rằng phải chăng chỉ có loài người mới không có lông.

77. Thị lực 20:20 chính xác là gì?

Nếu thị giác có độ rõ nét hoàn hảo, bạn có thị lực 20/20 – dựa theo bảng đo thị lực do bác sĩ nhãn khoa Hà Lan Hermann Snellen thiết kế năm 1862. Phương pháp đo thị lực hiện vẫn còn được sử dụng này có hàng mẫu tự ABC thật lớn trên đầu, tiếp theo sau là những hàng chữ và số nhỏ dần. Chữ số 20 đầu tiên chỉ khoảng cách (tính bằng foot, 1 foot = 0,3 m) từ vị trí đứng hoặc ngồi của người được đo thị lực tới bảng đo. Chữ số 20 thứ hai cho biết khoảng cách mà người có thị lực tốt sẽ phải thấy và vẫn có thể đọc được cùng một hàng ký tự như người đang được đo (thị lực).
Nếu bạn có thị lực 20/30, có nghĩa là bạn thấy các ký tự ở cách xa 20 feet (khoảng 6 m) chỉ rõ bằng người có thị lực tốt nhìn ở khoảng cách 30 feet (9 m). Khoảng cách này ngày nay thường được đổi sang mét, nên thị lực “hoàn hảo” 20:20 có thể được viết là 6:6.

78. Tại sao bia lại có bọt trắng?
Màu nâu của bia bắt nguồn từ mạch nha - được tạo ra bằng cách lên men lúa mạch và sau đó đem rang. Rang ở nhiệt độ thấp, bia sẽ có màu sáng, và ngược lại. Bọt bia ở phía trên được bao quanh bởi màng bia, nhưng màng bia này quá mỏng đến nỗi nó không thể hấp thu đủ ánh sáng để tác động tới màu của ánh sáng trắng khi nó xuyên qua. Ánh sáng trắng phản chiếu từ bề mặt của bọt bia cũng giữ nguyên màu trắng, tạo nên hiệu ứng toàn màu trắng.

79. Tại sao lông chim không thấm nước?
Chim dùng mỏ lấy dầu ở phao câu gần đuôi rồi rỉa lên lông, bôi lên đó một lớp dầu. Lớp dầu này bảo vệ lớp lông tơ trên bộ lông vũ. Do nước không thể thấm qua lớp “áo choàng” này nên bộ lông của chim không thấm nước.

80. Một người nặng 65 kg có thể lướt ván nước với vận tốc chậm tối thiểu bao nhiêu trước khi chìm?
20 km/giờ, theo phép đo dựa theo Định luật chuyển động của Newton. Lực nâng (cơ thể) là phản xạ lại lực kéo khi lướt trên mặt nước. Giá trị của nó phụ thuộc vào tốc độ, diện tích ván trượt tiếp xúc trên mặt nước và góc ván trượt so với mặt nước. Qua phim ảnh về môn lướt ván thì góc trượt tiêu biểu là khoảng 15 độ và tốc độ 20 km/giờ sẽ giúp nâng trọng lượng cơ thể (65 kg) lên.
Về Đầu Trang Go down
 
101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại (Phần 7)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại (Phần 1)
» 101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại (Phần 4)
» 101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại (Phần 2)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum của khoa Tin Học Thương Mại :: Sinh viên năng động :: Discovery-
Chuyển đến